• Gợi Ý
  • Thơ
  • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện Thiếu Nhi
  • Truyện Cổ Tích
  • Truyện Ngụ Ngôn
GợiÝ.vn
Không có kết quả
Tất cả kết quả
  • Trang Chủ
  • Thơ
    • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện
    • Truyện Thiếu Nhi
    • Truyện Cổ Tích
    • Truyện Ngụ Ngôn
  • Trang Chủ
  • Thơ
    • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện
    • Truyện Thiếu Nhi
    • Truyện Cổ Tích
    • Truyện Ngụ Ngôn
Không có kết quả
Tất cả kết quả
GợiÝ.vn
Không có kết quả
Tất cả kết quả
Trang chủ Thơ Thơ Thiếu Nhi

Bài thơ Chú đi tuần (Đêm nay đi tuần) (Trần Ngọc) (1956)

Gợi Ý bởi Gợi Ý
28/05/2022
trong Thơ Thiếu Nhi
Thời gian đọc: 2 phút
A A
Tập đọc Chú đi tuần (Đêm nay đi tuần)

Tập đọc Chú đi tuần (Bài thơ Đêm nay đi tuần) (Trần Ngọc): Gió hun hút lạnh lùng, Trong đêm khuya phố vắng, Súng trong tay im lặng, Chú đi tuần đêm nay, Hải Phòng yên giấc ngủ say, Cây rung theo gió, lá bay xuống đường... GoiY.vn

0
SHARES
239
VIEWS
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung của bài

Bài thơ Chú đi tuần

(Bài thơ Đêm nay đi tuần)

Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng,
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần đêm nay
Hải Phòng yên giấc ngủ say,
Cây rung theo gió, lá bay xuống đường…

Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
– Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che kín gió,
Ấm áp dưới mền bông,
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé.

Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay,
Nép mình dưới bóng hàng cây,
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
– Rét thì mặc rét, cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Mai các cháu học hành tiến bộ,
Đời đẹp tươi, khăn đỏ tung bay.
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say!

Tác giả: Trần Ngọc.

1956
Thân yêu tặng các cháu học sinh miền Nam.

Bài thơ Đêm nay đi tuần được tác giả viết vào đầu năm 1956, khi ông đang giữ chức vụ chính trị viên đại đội bảo vệ thành phố Hải Phòng ngày mới được giải phóng. Một đêm lạnh giá, sau khi đi kiểm tra việc tuần tra canh gác của đơn vị nơi các cháu học sinh miền Nam học nội trú gần cảng Hải Phòng, cảm xúc trào dâng trước các cháu miền Nam trước cái lạnh buốt xương của mùa đông miền Bắc mà lần đầu tiên các cháu học sinh miền Nam phải nếm trải, ông đã ngồi đến gần sáng để viết bài thơ này.

Hôm sau ông gửi đăng bài thơ trên tạp chí Văn nghệ quân đội với tiêu đề Đêm nay đi tuần và lời đề tặng các cháu học sinh miền Nam. Bài thơ sau đó được tuyển chọn và sử dụng trong SGK tiểu học từ năm 1957 với tiêu đề Chú đi tuần. Có thông tin cho rằng bài thơ trong lần đăng đầu tiên còn có thêm một câu “Cháu ngoan của chú giờ này, biết không?” ở cuối.

Nguồn:
1. SGK Tập đọc lớp 3, tập 2, NXB Giáo dục, 1978
2. SGK Tiếng Việt lớp 5, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013.

Tập đọc Chú đi tuần (Bài thơ Đêm nay đi tuần)
Tập đọc Chú đi tuần (Bài thơ Đêm nay đi tuần) (Trần Ngọc): Gió hun hút lạnh lùng, Trong đêm khuya phố vắng, Súng trong tay im lặng, Chú đi tuần đêm nay, Hải Phòng yên giấc ngủ say, Cây rung theo gió, lá bay xuống đường… GoiY.vn

 

Tập đọc Chú đi tuần (Đêm nay đi tuần)
Tập đọc Chú đi tuần (Bài thơ Đêm nay đi tuần) (Trần Ngọc): Gió hun hút lạnh lùng, Trong đêm khuya phố vắng, Súng trong tay im lặng, Chú đi tuần đêm nay, Hải Phòng yên giấc ngủ say, Cây rung theo gió, lá bay xuống đường… GoiY.vn

 

Hành quân giữa rừng xuân | Bài thơ Hành quân giữa rừng xuân
Bài thơ Hành quân giữa rừng xuân (Lê Anh Xuân): Rừng xa vọng tiếng chim gù, Ngân nga tiếng suối, vi vu gió ngàn. Mùa xuân đẫm lá nguỵ trang, Đường ra tiền tuyến nở vàng hoa mai…GoiY.vn
5/5 (3 bình chọn)

Bài viết liên quan:

Gánh nước đêm | Bài thơ Gánh nước đêmBài thơ Gánh nước đêm (Trần Tuấn Khải) (1917) Nhắn chú Phạm Tuân | Bài thơ Nhắn chú Phạm TuânBài thơ Nhắn chú Phạm Tuân (SGK Tiếng Việt 2) Cháu nhớ Bác Hồ | Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ (Thanh Hải)Bài thơ Cháu nhớ Bác Hồ (Thanh Hải) (1956) Tranh tô màu cây dừa | Bài thơ Dừa (Phạm Hổ)Bài thơ Dừa (Phạm Hổ) | Chú bò tìm bạn (1956) Hai chữ nước nhà | Bài thơ Hai chữ nước nhàBài thơ Hai chữ nước nhà (Trần Tuấn Khải) Đêm nay Bác không ngủ | Bài thơ Đêm nay Bác không ngủBài thơ Đêm nay Bác không ngủ (Minh Huệ) (1951) Núi Đôi | Bài thơ Núi Đôi (Vũ Cao)Bài thơ Núi Đôi (Vũ Cao) (1956) cua cang thoi xoiBài thơ Cua càng thổi xôi (Nguyễn Ngọc Phú)
Tags: chú bộ độisách giáo khoaSGK Tiếng Việt 3SGK Tiếng Việt 5thơ thiếu nhi hay
Bài trước

Bài thơ Tắc kè hoa (Phạm Đình Ân) (SGK Tiếng Việt 3)

Bài tiếp theo

Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ (Định Hải) (SGK Tiếng Việt 4)

Gợi Ý

Gợi Ý

Bài tiếp theo
Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ

Bài thơ Nếu chúng mình có phép lạ (Định Hải) (SGK Tiếng Việt 4)

Bài viết mới

  • Bài thơ Bà đi vắng (Như Mao)
  • Bài thơ Bà em (Phạm Đông Hưng)
  • Bài thơ Ngóng mẹ (Thụy Anh)
  • Đồng dao Nhớ ơn: Ăn một bát cơm
  • Bài thơ Như con chim hót (Phong Thu)

Danh mục

  • Gợi Ý
  • Thơ
  • Thơ Dân Gian
  • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện Cổ Tích
  • Truyện Ngụ Ngôn
  • Truyện Thiếu Nhi
  • Em mơ | Bài thơ Em mơ: Em mơ làm mây trắng

    Bài thơ Em mơ (Mai Thị Bích Ngọc, SGK Tiếng Việt 3)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bài thơ Trường em (Nguyễn Bùi Vợi) (Tập đọc lớp 1)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bài thơ Mẹ (Trần Quốc Minh) (1972)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bài thơ Lời của cây (Trần Hữu Thung)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0
  • Bài thơ Việt Nam thân yêu (Nguyễn Đình Thi)

    0 shares
    Share 0 Tweet 0

Danh mục

  • Gợi Ý
  • Thơ
  • Thơ Dân Gian
  • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện Cổ Tích
  • Truyện Ngụ Ngôn
  • Truyện Thiếu Nhi

Thẻ

Bác Hồ ca dao cha mẹ chú bộ đội chủ đề côn trùng các hiện tượng thiên nhiên các loài chim gia đình Giấc mơ buổi sáng (2017) lao động mùa hè mùa thu nghề nghiệp Nguyễn Lãm Thắng Ngữ Văn Lớp 7 Ngữ văn lớp 9 Ngữ văn lớp 11 phát triển bản thân Phạm Hổ quê hương đất nước SGK Tiếng Việt 1 SGK Tiếng Việt 2 SGK Tiếng Việt 3 SGK Tiếng Việt 4 SGK Tiếng Việt 5 sách giáo khoa thiên nhiên thơ hay cho bé thơ mầm non thơ thiếu nhi hay thầy cô giáo thế giới thực vật truyện thiếu nhi trò chơi trường lớp Trần Đăng Khoa tình bạn tình yêu Tập thơ Góc sân và khoảng trời (1968) Tố Hữu vè - đồng dao Võ Quảng ông bà đàn gà động vật

© 2021 GoiY.vn.

Không có kết quả
Tất cả kết quả
  • Trang Chủ
  • Thơ
    • Thơ Thiếu Nhi
  • Truyện
    • Truyện Thiếu Nhi
    • Truyện Cổ Tích
    • Truyện Ngụ Ngôn

© 2021 GoiY.vn.