Bài thơ Cao Bằng Sau khi qua đèo Gió
Ta lại vượt đèo Giàng
Lại vượt đèo Cao Bắc
Thì ta tới Cao Bằng
Cao Bằng, rõ thật cao!
Rồi dần dần bằng xuống
Đầu tiên là mận ngọt
Đón môi ta dịu dàng.
Rồi đến chị rất thương
Rồi đến em rất thảo
Ông lành như hạt gạo
Bà hiền như suối trong.
Còn núi non Cao Bằng
Đo làm sao cho hết
Như lòng yêu đất nước
Sâu sắc người Cao Bằng.
Đã dâng đến tận cùng
Hết tầm cao Tổ quốc
Lại lặng thầm trong suốt
Như suối khuất rì rào.
Bạn ơi có thấy đâu
Cao Bằng xa xa ấy
Vì ta mà giữ lấy
Một dải dài biên cương.
Tác giả: Trúc Thông .
Nguồn: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập hai, NXB Giáo dục, 2008.
Bài thơ Cao Bằng (Trúc Thông) : Sau khi qua đèo Gió, Ta lại vượt đèo Giàng, Lại vượt đèo Cao Bắc, Thì ta tới Cao Bằng. Cao Bằng, rõ thật cao! Rồi dần dần bằng xuống, Đầu tiên là mận ngọt, Đón môi ta dịu dàng…
Bài thơ Sa Pa : Đường lên đỉnh núi Sa Pa, Hoa chen thắm lá, mây là là bay. Hương đào thoang thoảng đâu đây, Nhà ai mận chín, trái cây trĩu cành. Đường vòng sườn núi quanh quanh, Bậc thang nương rẫy, nhà tranh ven rừng. Chào anh bộ đội biên phòng, Cầu Mây, Thác Bạc, trập trùng núi cao.
Bài thơ Đồng quê (Trần Đăng Khoa) : Làng quê lúa gặt xong rồi, Mây hong trên gốc rạ phơi trắng đồng, Chiều lên lặng ngắt bầu không, Trâu ai no cỏ thả rông bên trời, Hơi thu đã chạm mặt người, Bạch đàn đôi ngọn đứng soi xanh đầm, Luống cày còn thở sùi tăm, Sương buông cho đống hoang nằm chiêm bao, Có con châu chấu phương nào, Bâng khuâng nhớ lúa, đậu vào vai em…
Bài thơ Quê em (Nguyên Hồ) : Quê em đồng lúa, nương dâu, Bên dòng sông nhỏ nhịp cầu bắc ngang. Dừa xanh toả mát đường làng, Ngô khoai xanh tốt, rộn ràng tiếng thoi.